Thật thú vị khi cùng ngồi với vài người bạn thân bên ly cà phê bốc khói vào những buổi sáng sớm. Hương thơm, vị đắng và sự ấm áp của cà phê nóng kích thích những đầu dây thần kinh từ đầu lưỡi đến dạ dày nhanh chóng lan toả cảm giác sảng khoái toàn khắp cơ thể.

Tuy nhiên, tùy theo gout hoặc sức khỏe của mỗi người mà chúng ta cần nắm thêm thông tin về việc uống cà phê đúng cách giúp khỏe mạnh hơn mỗi ngày. Sau đây là 1 vài lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ về uống cà phê như thế nào để tốt cho sức khỏe:

uong-ca-phe-dung-cach-co-loi-cho-suc-khoe

Cách uống cà phê ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bạn

TS Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia:

Không nên uống cà phê đặc, quá lượng.

Trong cà phê có chứa chất cafein gây rối loạn nhịp tim, đau đầu, buồn nôn, ảnh hưởng dạ dày… Nên uống cà phê vào buổi sáng, sau bữa ăn sáng sẽ giúp tinh thần minh mẫn, sảng khoái. Đối với người có tiền sử bệnh dạ dày không nên uống cà phê, ngay cả khi vừa ăn no uống cà phê cũng vẫn làm ảnh hưởng đến tình trạng của bệnh. Đối với người có nguy cơ mắc bệnh béo phì, một hoặc hai tách cà phê mỗi ngày có tác dụng giúp tiêu mỡ trong cơ thể, nhưng lưu ý là chỉ uống cà phê đen với các loại đường dành cho người ăn kiêng như đường Isomalt chứ không nên uống với kem hoặc sữa… Chất cafein trong cà phê có thể gây tương tác với một số dược phẩm như làm mất tác dụng của thuốc an thần gây ngủ, hoặc một số loại kháng sinh khi uống cùng lúc với cà phê sẽ làm tăng tác dụng kích thích của cafein. Vì vậy, khi uống thuốc nên tránh uống cà phê, nếu uống phải đảm bảo thời gian cách xa từ 2 – 3h.

Lương y Vũ Quốc Trung:

Tác dụng tốt đối với chứng bất lực, rối loạn cương dương

Uống 1 tách cà phê có cho thêm chút muối ăn sẽ kéo dài thời gian chăn gối cho nam giới một cách đáng kể.

Đối với người huyết áp thấp thì cà phê được xem là thuốc chữa bệnh. Chất cafein trong cà phê tác dụng lên đại não nên có lợi cho người đau thần kinh. Ngoài ra, cafein còn làm tăng mức tiêu thụ gluxit và lipit của cơ thể, kích thích các cơ hoạt động, nên được dùng trong các trường hợp cơ thể mệt mỏi, suy nhược, kém ăn. Người ta đã nghiên cứu và thấy rằng nếu mỗi ngày uống đều đặn 1 tách cà phê thì có thể làm giảm các cơn đau tim, nguy cơ bệnh tim và tử vong do bệnh tim mạch cũng giảm đi. Nếu uống mỗi ngày 2 – 3 tách cà phê có thể làm giảm 40% nguy cơ tạo sỏi mật. Ngoài ra, người ta còn phát hiện ra rằng, trước 2 – 4 giờ sinh hoạt tình dục mà uống 1 tách cà phê có cho thêm chút muối ăn sẽ kéo dài thời gian chăn gối cho nam giới một cách đáng kể. Bởi vậy cà phê còn là cứu tinh cho những đấng mày râu mắc chứng bất lực, rối loạn cương.

Tuy nhiên mặt trái của cà phê cũng không phải là ít. Cà phê gần như là một chất kích thích đơn thuần nên sau tác dụng “minh mẫn”, con người sẽ cảm thấy hơi mệt, những phản xạ có điều kiện tăng. Cafein tăng sức tâm thu với liều không gây độc, gây co mạch ngoại vi, làm tăng huyết áp ở động mạch và lợi tiểu. Vì vậy người có tiền sử huyết áp cao không nên uống cà phê.

Với phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu nếu uống cà phê (2 – 3 tách mỗi ngày) sẽ có hại cho thai nhi và nếu uống nhiều dễ sinh con khuyết tật, nhất là dị dạng bẩm sinh các chi. Đặc biệt, nếu uống cà phê tan thì tỷ lệ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não tăng 10% so với cách uống truyền thống pha qua phin. Bởi vì trong cà phê có chất diterpen có tác dụng làm tăng homocystein trong máu do đó, dễ tạo thành những cục máu đông làm thương tổn thành mạch. Khi pha cà phê qua phin theo cách truyền thống thì hàm lượng diterpen lại giảm đi.

BS Nguyễn Minh Trang, Bệnh viện Bạch Mai:

Người tăng huyết áp, cà phê gây nguy hiểm

Đối với người có tiền sử bệnh dạ dày không nên uống cà phê, ngay cả khi vừa ăn no uống cà phê cũng vẫn làm ảnh hưởng đến tình trạng của bệnh.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sau khi uống cà phê quá đặc sẽ làm cho tuyến thượng thận tăng sản xuất ra nội tiết tố kích thích tim đập nhanh, mạnh hơn, huyết áp vì thế mà tăng cao hơn. Khi đó, trong người cảm thấy căng thẳng thần kinh, đứng ngồi không yên, bồn chồn lo lắng, ù tai, chân tay run rẩy, thiếu tự chủ. Những người bị rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, bị bệnh động mạch vành… mà lại uống cà phê đặc sẽ làm cho tim đập nhanh, xuất hiện các triệu chứng rối loạn nặng nề, gây ra cơn đau thắt tim, tinh thần hoảng hốt. Ở người tăng huyết áp uống cà phê đặc có nguy cơ bị tai biến mạch máu não rất nguy hiểm. Phụ nữ mang thai uống nhiều cà phê đặc không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân mà còn có thể gây ngộ độc thai nhi vì lượng cafein quá nhiều. Đối với những người không có tiền sử các bệnh kể trên cũng nên tránh uống cà phê đặc hoặc uống cà phê vào lúc đói bụng để bảo vệ niêm mạc dạ dày.

BS Đào Bá Vy, Tập thể Viện Quân y 354:

Nên uống cà phê vào buổi sáng, sau bữa điểm tâm

Chất cafein trong cà phê còn là một loại thuốc giảm đau, nó có tác dụng làm co mạch máu, nên khi bị đau đầu uống một tách cà phê nóng thường mang lại cảm giác nhẹ nhõm là vì thế. Các nhà khoa học ở Mỹ và Nhật còn công bố kết quả nghiên cứu cho biết cà phê có thể chống lại bệnh tiểu đường týp II. Theo đó, trong số những người uống nhiều cà phê (nhưng không phải là lạm dụng) ít người mắc bệnh tiểu đường týp II hơn những người uống ít hoặc không uống. Lời khuyên hợp lý để cà phê tốt cho sức khoẻ là nên pha cà phê vừa đủ lượng, không pha đặc, nên uống cà phê vào buổi sáng, sau bữa điểm tâm. Người muốn giảm cân thì không nên uống cà phê với kem, sữa mà chỉ nên uống cà phê đen với một chút ít đường.

Nhiều người còn có thói quen vừa uống cà phê vừa hút thuốc lá. Thực ra, thói quen này rất có hại cho sức khoẻ vì chất nicotin trong thuốc lá ngấm vào cơ thể cùng với chất cafein trong cà phê, cùng là hai chất độc hại có nguy cơ gây ra các bệnh ung thư vòm họng và ung thư thực quản.

Mayaca Cafe sưu tầm

5/5 - (2 bình chọn)

5/5 - (2 bình chọn)